Tin tức

Ý nghĩa của cảm giác xúc giác qua nhãn mác và bao bì

Với nhãn và bao bì, sử dụng kết cấu & đường vân nổi để đem lại cảm giác chân thật thông qua xúc giác là cách thức tuyệt vời khi chúng ta muốn tăng thêm chiều không gian cho sản phẩm.

Một yếu tố thường bị bỏ quên khi sản xuất nhãn & bao bì là kết cấu hay “cảm giác” chúng mang lại. Thông thường chúng ta chỉ chú trọng nhiều đến khía cạnh thiết kế và cảm giác khi chạm vào thành phẩm thường không được xét đến, hoặc để đến khâu cuối cùng.

Với việc đòi hỏi ngày càng cao về mẫu mã, kiểu dáng của thị trường, ngày càng nhiều thương hiệu bắt đầu nhận thấy lợi ích thực sự bằng cách kết nối khách hàng thông qua những điểm chạm nổi trên bao bì, nhãn hiệu. Việc này hầu như đang được thực hiện ở chế độ cảm quan, tuy nhiên việc sử dụng các vật liệu có kết cấu thực đôi khi khó áp dụng nên những nhà thiết kế cũng đang biến chuyển để mô phỏng được hiệu ứng này trên sản phẩm một cách tài tình.

make me feel labels

Nguồn: Wausau Coated

Dẫu sao, cách thức tốt nhất vẫn là sử dụng vật liệu có bản chất kết cấu kích thích xúc giác tự nhiên để tạo ra ‘cảm giác’ và ‘cảm nhận’ chân thật. Khách hàng THÍCH được tự tay cầm, nắm và “cảm nhận” về sản phẩm. Những thương hiệu làm tốt điều này sẽ nhận lại được các phản hồi  như “ồ, trông xịn (sang, đắt/ mắc tiền) ghê” hay “thấy đẹp ghê” và quá trình bạn dùng xúc giác trên các đầu ngón tay trên các vật liệu có kết cấu sẽ tạo ra phản ứng rất trực quan. Và chính những cảm giác bên trong này sẽ thu hút cảm xúc hơn là lý trí và có thể tạo ra lòng trung thành với thương hiệu từ trong tiềm thức.

Làm cách nào để tạo được xúc cảm về kết cấu và cảm giác với nhãn và bao bì

Dập nổi & Dập chìm
make me feel labels

Source: Wausau Coated

Dập nổi và dập chìm (embossing và debossing) hay còn gọi là dập âm dương là một trong những cách dễ dàng và hiệu quả nhất để tạo ra độ nổi của kết cấu. Dập nổi nâng các yếu tố trong thiết kế lên trên bề mặt,  còn dập chìm lại dùng một lực làm lún sâu bề mặt vật liệu tại những vị trí nhất định. Việc này thường được làm bằng cách đặt hình nổi bên dưới văn bản in hoặc các yếu tố thiết kế, nhưng cũng có thể đạt được hiệu quả cao bằng cách sử dụng kỹ thuật ‘dập nổi mù’ (blind embossing) – không có bản in và bản thân thiết kế được in nổi để tạo hiệu ứng 3D tương phản. Lưu ý rằng bản chất của việc dập nổi trên nhãn là làm giảm diện tích bề mặt bám dính và dập chìm là lựa chọn chỉ dành cho các hộp carton hoặc card không có chất kết dính.
Cán màng Laminates & UV nổi
make me feel labels

Source: HP Indigo LabelExpo Americas

Cán màng laminate và cán véc-ni (UV nổi) thường được sử dụng để tạo cảm giác “dính”. Nói một cách rõ ràng, chúng ta không muốn mang đến hương vị hoặc chất lượng sản phẩm kém, và hiển nhiên, chúng ta muốn điều ngược lại: đó là cảm giác xúc giác mà UV nổi và lớp cán (laminate) mỏng đem lại khiến chúng nổi bật hơn so với phần còn lại. UV nổi và UV tiêu điểm tạo ra sự tương phản trong kết cấu và ánh sáng, làm kích thích sự tương tác đối với sản phẩm. Phủ nhung hoặc cán màng mỏng và UV dành cho nhãn & bao bì (đã xuất hiện trên bìa sách nhiều năm) hiện nay đã trở nên phổ biến vì giá thành tiết kiệm hơn. Nó làm gợi nhớ đến cách chúng ta hay chạm vào các vật liệu có kết cấu khác nhau khi còn nhỏ và phần nào đó kích thích các kết nối cảm xúc tích cực với quá khứ.

Cách để điều gì đó khiến bạn cảm nhận được là sự kết hợp của các giác quan và cách chúng tương tác với nhau để tạo ra màu sắc, chuyển động và gợi lên xúc cảm. Và có rất nhiều phương án để tạo ra ‘cảm xúc’, đừng ngần ngại liên lạc với chúng tôi nếu bạn có bất kỳ đề xuất hoặc ví dụ tuyệt với nào nhé!

Read more: Hộp Carton Tiêu Chuẩn

Theo dõi