Tin tức

Nhãn và bao bì từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Chúng chứa đựng và truyền tải thông tin của thực phẩm, đồ uống, thuốc men và nhiều vật dụng hữu ích và quan trọng khác. Chính vì sự hiện hữu thường nhật đó, mối quan hệ giữa nhãn và bao bì cũng như tác động của chúng đối với môi trường có thể phức tạp hơn chúng ta nghĩ. Tại Hoàng Hà – QLM Việt Nam, chúng tôi hoàn toàn có đủ năng lực để cung cấp các giải pháp thiết thực nhằm thực hiện mục tiêu bền vững cho Thương hiệu của Quý Khách hàng.

TẠI SAO chúng ta cần thay đổi?

Cần phải đối diện với các vấn đề môi trường nghiêm trọng, đặt ra các mục tiêu cụ thể, từ các cam kết toàn cầu của chính phủ cho tới từng công ty/ xí nghiệp để góp phần thay đổi tư duy và hành vi người tiêu dùng.

Chúng ta tạo ra rất nhiều chất thải mỗi năm. Các vật liệu chất đầy bãi rác bao gồm nhựa, giấy, thủy tinh, kim loại, hàng dệt may, nguyên liệu xây dựng, thực phẩm và các vật liệu hữu cơ khác, tất cả đều là những tài nguyên sẽ bị lãng phí. Tuy tổng lượng chất thải phát sinh trên mỗi người ở một vài quốc gia có xu hướng giảm và tỷ lệ thu hồi tăng lên, nhưng tổng lượng chất thải phát sinh nói chung vẫn tiếp tục tăng, nguyên nhân chính do tình hình dân số ngày càng tăng. Mặc dù hiện nay chúng ta đã đầu tư đáng kể vào các nhà máy tái chế và cơ sở hạ tầng nhưng tỷ lệ tái chế vẫn còn rất thấp.

Bạn sẽ ngày càng nghe nhiều hơn về ‘nền kinh tế tuần hoàn’, nơi chúng ta chuyển từ thu nhận, sản xuất, sử dụng và thải bỏ của xã hội sang một nền kinh tế có cách tiếp cận tuần hoàn hơn nhằm duy trì giá trị của tài nguyên lâu hơn. Bạn cũng sẽ được tiếp xúc với các quy định như nền kinh tế mới với nhựa, cam kết toàn cầu về chất thải nhựa, trong đó các bên liên quan đều phải suy xét và thiết kế lại bao bì, loại bỏ vật chứa đựng không cần thiết và đổi mới chất liệu để tái sử dụng, tái chếhoặc làm phân bón. Nó thường được gọi là “cuộc chiến với nhựa” và là một phần mở rộng của nền kinh tế tuần hoàn với mục tiêu là giữ chất thải nhựa trong nền kinh tế bằng cách tái chế và tái sử dụng.attainable sustainable labels and packaging

Bền vững là gì và làm thế nào để đạt được điều đó?

Các mục tiêu bền vững cần được thiết lập và đạt được thông qua cách tiếp cận toàn diện dựa trên các đánh giá mức độ tác động tổng thể mà chúng ta có thể gây ra đối với môi trường. Cần phải xem xét vai trò của từng phần trong quy trình, từ cung cấp nguyên liệu thô, sản xuất và phân phối, đối với cả chủ sở hữu thương hiệu và người tiêu dùng.

Trong khi nhiều thương hiệu coi nhãn “tái chế” hoặc “có thể phân hủy” là lựa chọn duy nhất hoặc tốt nhất, thì điều này lại chưa chính xác và cần được xem xét giữa một loạt các yếu tố khác nhau. Tại Hoàng Hà QLM, chúng tôi hợp tác với các đơn vị cung cấp nguyên liệu hàng đầu trên thế giới để đảm bảo bạn có được những lựa chọn tốt nhất và đáng tin cậy nhất để hoàn thành các mục tiêu bền vững của mình.

Chiến lược 4R trong Bền vững

Lưu ý: Trước đó là 3R, nhưng hiện tại có thêm 1R là “Tái sinh” (Recycling) mang tính phức hợp và cụ thể hơn.

attainable sustainable labels and packaging
Tìm nguồn cung bền vững bắt đầu bằng việc sử dụng chuỗi cung ứng cam kết đạt các tiêu chuẩn môi trường và nguyên vật liệu đến từ nguồn được chứng nhận và quản lý quy chuẩn. Một trong những chứng nhận dành cho nguồn vật liệu thô có nguồn bền vững là Chứng chỉ FSC® – được chứng nhận bởi Hội đồng Quản lý Rừng ®. FSC cung cấp chứng chỉ Quy trình Giám sát Nguồn gốc (C)OC) cho các khu rừng được khai thác có trách nhiệm. Nguồn cung ứng bền vững cũng bao gồm các sản phẩm được làm từ các nguồn nguyên liệu tái tạo.

Chúng tôi có 2 đơn vị cung cấp nguyên liệu chính là Avery Dennison & UPM Raflatac. Các nhà cung cấp này đều có chứng chỉ FSC và nhiều loại nhãn nền phù hợp để đạt được các mục tiêu bền vững môi trường. Sử dụng sản phẩm từ các đơn vị cung cấp hàng đầu cho phép bạn chứng minh uy tín với khách hàng về nguồn lâm sản hợp pháp và bền vững của mình.

attainable sustainable labels and packaging
Chiến lược giảm thiểu là sử dụng bao bì nhẹ hơn hoặc ít hơn để giảm tác động đến môi trường và lượng khí thải carbon thải ra; hoặc bằng cách sử dụng các vật liệu được tạo ra với ít tài nguyên hơn. Các sản phẩm này mang lại hiệu suất tương đương hoặc vượt trội thông qua việc sử dụng nhãn in mỏng hơn và/ hoặc qua việc cải thiện cách quản lý chất thải sản xuất.

Từ quan điểm chuyển đổi và ứng dụng như vậy, nhãn mỏng hơn thường tiêu tốn ít nguyên liệu thô và có thể có nhiều nhãn hơn trên một cuộn (chiều dài cuộn tăng lên), mang lại hiệu quả năng suất và cả lợi ích về kinh tế trong suốt quá trình bao gồm: đầu vào ít hơn, chuyển tiếp, thời gian nghỉ cũng như chất thải trong quá trình chuyển đổi trên máy ép/ thiết bị, đồng thời giảm thời gian chết trong quá trình dán nhãn. Bên cạnh đó cũng có thể đánh giá được một số lợi ích khác về chất thải, lưu trữ và năng lượng thông qua các công cụ từ các nhà cung cấp nguyên liệu chính của chúng tôi.

Nếu bạn đang hướng tới mục tiêu giảm lượng khí thải carbon dioxide bằng không và tác động của bạn lên tài nguyên thiên nhiên thì chiến lược giảm thiểu hoàn toàn có thể hỗ trợ bạn đạt được điều này.

attainable sustainable labels and packaging
Thuật ngữ ‘tái chế’ đối với nhãn và bao bì là đề cập đến các chế phẩm từ nguyên vật liệu tái chế, được gọi là PCR (post consumer recycled waste): rác thải tái chế từ người tiêu dùng. Nguyên liệu này có ý nghĩa quan trọng trong việc đóng góp vào nền “kinh tế tuần hoàn” và mang lại những lợi ích môi trường bền vững đáng kể thông qua tận dụng nguyên liệu thô, năng lượng và nước tiêu thụ cũng như chất thải phát sinh. Những sản phẩm này bao gồm cả bề mặt nhãn, keo dán và lớp lót có thể được cấu tạo một phần hoặc toàn bộ từ vật liệu tái chế hay chất thải sau tiêu dùng. Vật liệu tái chế có sẵn trên nhiều loại chất nền khác nhau như Giấy, PP và PE cũng như lớp lót nhãn. Một điều cần lưu ý là giá thành có thể cao hơn so với vật liệu không tái chế và thời gian thực hiện một số nguyên liệu nhập khẩu cũng lâu hơn. Cùng với những tiến bộ đáng kể, giờ đây bạn đã có thể sử dụng những vật liệu này. rDT ™ là giấy in Nhiệt Trực Tiếp sử dụng nguyên liệu tái chế đã được sử dụng cho TẤT CẢ các nhãn nhiệt trực tiếp của QLM.
attainable sustainable
Thuật ngữ ‘tái sinh’ (recycling) với nhãn và bao bì kết hợp một số chiến lược khác nhau: một sản phẩm có thể tái chế hoặc cho phép phục hồi (ví dụ: chai nhựa PET), các sản phẩm có thể loại bỏ để có thể tái sử dụng (ví dụ: chai thủy tinh), nhãn có thể phân hủy sinh học hoặc có thể phân bón công nghiệp và cả các chương trình & sản phẩm tái chế chất thải dành cho nền nhãn và lớp lót.

Đạt được tái sinh theo ‘vòng lặp khép kín’ (‘closed loop’ recycling) có nghĩa nhãn phải được loại bỏ dễ dàng trong quá trình tái chế. Các nhãn in thường không bao giờ được tái chế, tuy nhiên chúng lại là nguyên nhân chính gây ô nhiễm và giảm quy mô tài nguyên trong quá trình tái chế sau đó. Các nhãn cho phép phục hồi cần được kết hợp với vật liệu của chai/ thùng chứa gốc. Ví dụ. CleanFlake ™ được thiết kế cho bình tái chế PET, trong khi nhãn WashOff ™ lại được thiết kế đặc biệt để tái chế hộp thủy tinh.

LƯU Ý: Các loại nhãn có thể phân hủy sinh học và có thể phân hủy thực sự đang giảm dần mức độ phổ biến vì chúng có thể góp phần gây ra nhiều bãi chôn lấp hơn và yêu cầu kèm theo cơ sở hạ tầng cụ thể như các cơ sở ủ phân công nghiệp để đạt được kết quả mong muốn. Một số công ty cho rằng vật liệu dán nhãn là có thể phân hủy sinh học nhưng lại không xem xét đến các tác động của mực in, màng nhựa hoặc hộp đựng gốc là lợi ích thực tế có thể đạt được.

Hãy hợp tác với chúng tôi để đạt được các mục tiêu bền vững của bạn

Rất dễ bị nhầm lẫn giữa nhiều loại, thuật ngữ và nguyên vật liệu sẵn có. Tất cả chúng ta đều có thể đóng góp một phần trong việc hướng đến một hành tinh bền vững hơn. Hãy trao đổi với chúng tôi ngay hôm nay để tìm ra phương án nào là phù hợp nhất cho mục tiêu bền vững môi trường của bạn!

Theo dõi

US